Khoáng sản là gì? Bột đá CaCO3 thuộc loại khoáng sản nào

Khoáng sản là nguồn tài nguyên lớn của quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Vậy khoáng sản là gì? Khoáng sản có những loại nào? Khai thác khoáng sản là gì? Các luật khai thác khoáng sản ở Việt Nam là gì? Hãy cùng công ty Thiên Sơn tìm hiểu ngay qua dưới bài viết dưới đây nhé!

1. Giới thiệu chung về khoáng sản là gì?

Việt Nam sở hữu trữ lượng khoáng sản vô cũng lớn với nhiều loại khoáng sản có giá trị. Khoáng sản là một từ khá quen thuộc đối với nhiều người nhưng không phải ai cũng nắm rõ khoáng sản là gì? Có những loại khoáng sản nào ? Dưới đây là một vài thông tin về khoáng sản hữu ích mà chúng tôi cung cấp đến cho bạn!

1.1 Khoáng sản là gì?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì khoáng sản chính là thành phần khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất. Thành phần hóa học và tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất tạo ra của cái vật chất của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh định nghĩa trên thì khoáng sản cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, ta có thể hiểu với định nghĩa như sau:

Khoáng sản là tập hợp các khoáng vật, khoáng chất gần gũi, đóng vai trò to lớn trong đời sống con người như như đá vôi, sắt, than đá, kẽm, vàng, dầu khí, nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên…

1.2 Phân loại khoáng sản

Khoáng sản được xếp vào nhóm nguồn tài nguyên hạn chế. Khoáng sản bao gồm rất nhiều loại được phân ra như sau:

  • Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu hóa thạch) gồm: đầu mỏ, hơi đốt, than, than bùn,…
  • Khoáng sản phi kim loại: Bao gồm các loại vật liệu xây dựng như đá vôi, cát, đất sét,… đá xây dựng như đá hoa cương và các khoáng sản phi kim khác,
  • Khoáng sản kim loại hay quặng: Bao gồm các loại quặng kim loại đen, kim loại màu và kim loại quý,
  • Nguyên liệu đá màu: ngọc thạch anh, đá mã não (agat), onyx, canxedon, charoit và các loại đá quý như kim cương, ngọc lục bảo, hồng ngọc, …
  • Thủy khoáng: bao gồm nước khoáng, nước ngọt ngầm dưới đất,
  • Nguyên liệu khoáng hóa: bao gồm apatit, muối khoáng như phosphat, barit, borat,…

Ngoài cách phân chia như trên, dựa trên trạng thái vật lý thì khoáng sản cũng được chia như sau:

  • Khoáng sản rắn: như quặng kim loại, đá vôi, cát, đất sét,…
  • Khoáng sản lỏng: dầu mỏ, nước khoáng, …
  • Khoáng sản khí: khí đốt, khí trơ.

Sự tích tụ khoáng sản giúp tạo ra các mỏ (hay khoáng sàng) trong các trường hợp chiếm diện tích lớn thì gọi là các vùng mỏ, bồn bể. Ngoài ra, người ta cũng phân biệt dựa vào trạng thái rắn, lỏng, khí của khoáng sản đó.

1.3 Tiềm năng khoáng sản tại Việt Nam

Bên cạnh khái niệm và phân loại của khoáng sản thì nhiều người cũng thắc mắc về tiềm năng của trữ lượng khoáng sản ở Việt Nam. Theo một số báo cáo gần đây thì nước ta có hơn 60 loại khoáng sản, hơn 5000 mỏ khoáng sản phân bố trên khắp cả nước. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn là: apatit, titan, than, đất hiếm, dầu mỏ, khí đốt, …

Các loại khoáng sản phân bố ở những khu vực khác nhau. Hiện nay, trữ lượng khoáng sản của nước ta đứng thứ 7 khu vực Châu Á Thái Bình Dương về khai thác dầu thô. Việt Nam có nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi để khai thác khoáng sản, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống, khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, việc ứng dụng các loại máy móc thiết bị hiện đại đã gia tăng đáng kể lượng khoáng sản khai thác mỗi năm tại Việt Nam. Tuy nhiên việc khai thác khoáng sản ồ ạt cũng đang trở thành những thách thức lớn tron việc bảo vệ môi trường.

2. Vai trò và ứng dụng của khoáng sản là gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu khái niệm khoáng sản là gì, phân loại khoáng sản là gì thì việc nắm vắt vai trò, ứng dụng của khoáng sản cũng vô cùng quan trọng. Khoáng sản có những vai trò riêng nên nó cũng có những ứng dụng vô cùng đa dạng. Dưới đây là nhưng thông tin về vai trò và ứng dụng của nó!

2.1 vai trò của khoáng sản là gì?

Khoáng sản hiện hữu xung quanh chúng ta mỗi ngày. Các vật dụng hàng ngày của chúng ta như bột đá vôi được sử dụng trong sản xuất giấy, sản xuất nhựa, sản xuất sơn,… kem đánh răng có thành phần từ phấn bột và silicat, dụng cụ nấu nướng và bát đĩa chúng ta sử dụng hàng ngày được làm từ thép không gỉ, gốm sứ.

Khoáng sản cũng có nhiệm vụ quan trọng để giúp cơ thể bản khỏe mạnh. Cơ thể dung khoáng chất cho nhiều công việc khác nhau. Cơ thể giúp cho xương, cơ, tim và não bạn hoạt động bình thường giúp tạo ra các enzym và hormone.

Khoáng sản có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế cũng như ảnh hưởng đến chính trị quốc gia, cụ thể đó là:

Đối với nền kinh tế – xã hội

Các nguồn khoáng sản như kim loại, phi kim loại, năng lượng,… được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp quan trọng. Giúp chúng đảm bảo nguồn nguyên liệu dồi dào cho nhiều ngành nghề phát triển và tạo ra các thiết bị, máy móc đồng thời cung cấp nhiên liệu cho máy móc hoạt động bình thường.

Khoáng sản đóng vai trò vô cùng quan trọng với nền kinh tế. Bên cạnh đó, đối với một số nước xuất khẩu thì khoáng sản đem đến nguồn ngân sách vô cùng lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của 1 quốc gia.

Việc khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản nhằm đáp ứng các nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu. Giúp phục vụ cho các hoạt động kinh tế và xã hội. Đây là nhu cầu tất yếu của xã hội để đạt đến trình độ khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt với các nước đang phát triển.

Đối với chính trị

 Khoáng sản là tiềm lực kinh tế quan trọng giúp các quốc gia có vị thế quan trọng trên thị trường quốc tế. Đây cũng ;à một trong các yếu tố giúp tăng tính độc lập cũng như tự chủ của mỗi quốc gia. Những quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn thường có ưu thế trên thị trường.

Tiềm lực về khoáng sản lớn giúp quốc gia tăng sức ảnh hưởng về mặt chính trị. Các quốc gia có ít khoáng sản, không có khoáng sản thưởng phải phụ thuộc rất nhiều về chính trị và kinh tế với các quốc gia có ưu thế về vấn đề này.

Nhìn chung, khoáng sản có vai trò rất quan trọng. Khoáng sản không chỉ có ích trong đời sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội cũng như tiềm lực chính trị của một quốc gia, là nhân tố quyết định vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

2.1 Ứng dụng của khoáng sản là gì?

Ứng dụng của khoáng sản là gì cũng là băn khoăn của nhiều người hiện nay. Dựa vào vai trò của khoáng sản được trình bày ở trên, ta có thể thấy khoáng sản được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Mỗi loại khoáng sản lại có ứng dụng riêng, một số ứng dụng nổi bật của khoáng sản là:

  • Quặng săt: Được dùng trong luyện kim, cơ khí, sản xuất các loại vật liệu xây dựng…
  • Than đá, dầu mỏ, khí đốt: Được dùng trong ngành công nghiệp khí đốt, nhiệt điện, cung cấp nhiên liệu và năng lượng cho nhiều ngành khác.
  • Đá vôi, cát: Loại khoáng sản này được dùng để tạo xi măng một loại nguyên liệu không thể thiếu trong ngành xây dựng.
  • Khoáng sản kim loại (đồng, kẽm,…) được dùng để chế tạo các loại máy móc, thiết bị
  • Khoáng sản kim loại màu, đá màu (vàng, bạc, kim cương, hồng ngọc, thạch anh,…) được dùng làm đồ trang trí và đồ trang sức,..
  • Nước khoáng, suối nước nóng: Bổ sung khoáng chất cho cơ thể người, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho con người.

Qua những thông tin trên, có thể khẳng định khoáng sản có vai trò vô cùng quan trọng , được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống. Đây là giải mã vì sao đất nước có nguồn khoáng sản phong phú lại có nền kinh tế phát triển và chính trị bền vững. Tuy nhiên, để phát huy được hết tác dụng của khoáng sản thì cần khai thác và sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả.

3. Những hoạt động khai thác và chính sách của nhà nước

Bên cạnh việc các thông tin khoáng sản là gì thì tổng quan về ngành khai thác khoáng sản cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. 

3.1 Hoạt động khai thác khoáng sản là gì ?

Hoạt động khai thác khoáng sản bảo gồm các hoạt động thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản. Hoạt động khoáng sản có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, đòi hỏi phải kiểm soát môi trường thật chặt chẽ tránh gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể như sau:

  • Thăm dò khoáng sản: Đây là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và một số thông tin khác phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản
  • Khai thác khoáng sản: Đây là hoạt động nhằm thu về các loại khoáng sản (qua khai đào, phân loại, xây dựng mỏ,…) và các hoạt động liên quan khác.

Khoáng sản sau khi được khai thác sẽ trở thành một loại hàng hóa có giá trị cao. Các đơn vị tham gia khai thác khoáng sản phải đảm bảo có giấy phép khai thác do cơ quan quản lý Nhà Nước có thẩm quyền cấp, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

3.2 Chính sách của Nhà nước khai thác khoáng sản là gì?

Nếu có nhu cầu khia thác tài nguyên khoáng sản thì các cá nhân cần tìm hiểu kĩ các luật, chính sách Nhà nước về khai thác khoáng sản do pháp luật Việt Nam quy định. Trong Điều 3 Luật khoáng sản 2010 quy định 7 chính sách liên quan đến khoạt động khai thác khoáng sản cụ thể như sau:

  • Nhà nước có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kì.
  • Nhà nước đảm bảo khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
  • Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản đia chât về khoáng sản và hoạt động khoáng sản.
  • Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
  • Nhà nước đầu tư thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
  • Nhà nước khuyến khích dự án đầu tư khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác có giá trị và hiệu quả kinh tế – xã hội.
  • Nhà nước có chính sách xuất khẩu khoáng sản trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế – xã hội trên nguyên tắc ưu tiên đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.

4. Bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản

Việc bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản là điều vô cùng cần thiết. Trong quá trình khai thác khoáng sản nếu không biết cách xử lý có thể hây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đây là điều mà bất cứ tổ chức và cá nhân nào cũng phải tuân theo.

Theo số liệu thống kê năm 1995, nước ta có 599 khu khai thác mỏ trong đó có 108 mỏ kim loại, 125 mỏ than, 265 mỏ phi kim loại, 45 mỏ vàng, 16 mỏ đá quý. Ngoài ra, nước ta có hàng trăm điểm khai thác tự do các loại vật liệu xây dựng …, nếu không kiểm soát các tác nhân gây ô nhiêm môi trường có thể gây ra hậu quả vô cùng lớn, làm môi trường tự nhiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến cuộc sống, sức khỏe con người bị đe dọa.

Khoáng sản là gì? Khi khai thác khoáng sản cần chú ý những gì? Theo Thiên Sơn, khi khai thác khoáng sản bạn cần chú ý

không được khai thác quá mức khiến môi trường đất bị phá hoại, tăng diện tích đất trồng, đồi trọc, làm tăng nguy cơ xói lở, lũ lụt, gây ô nhiễm không khí,…

Tại các khu vực khai thác các loại vật liệu xây dựng, khai thác than có nồng độ bụi rất cao gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động, nếu tiếp xúc với nồng độ bụi cao trong thời gian dài người lao động có thể mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và nghiêm trọng hơn nữa là bị bụi phổi dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, các mỏ khai thác dầu có thể gây ô nhiễm môi trường nước

Để hạn chế những hậu quả trên, Nhà nước đã quy định cụ thể các chính sách khai thác khoáng sản cần đi đôi với bảo vệ môi trường. Các cá nhân, tổ chức,.. khi tiến hành khai thác khoáng sản cần phải đáp ứng các yêu cầu do pháp luật Nhà nước quy định, được cấp phép và phải được thanh tra bởi các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

5. Bổ sung thông tin

5.1 Khu vực nào bị cấm thăm dò và khai thác khoáng sản ?

Khoáng sản có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, tuy nhiên việc khai thác khoáng sản chỉ được áp dụng ở những khu vực nhất định. Ngoài ra, có một số khu vực bị cấm thăm dò, khai thác khoáng sản như:

  • Khu vực di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được Nhà nước xếp hạng và nằm trong vùng bảo vệ
  • Khu vực đất quy hoạch nhằm phục vụ cho quốc phòng, an ninh
  • Khu vực đất rừng, đất phòng hộ và khu bảo tồn địa chất
  • Khu vực đất các cơ sở tôn giáo đang sử dụng
  • Đất thuộc khu vực hành lang bảo vệ của hệ thống cấp thoát nước, đê điều, công trình giao thông,…

5.2 Các vi phạm khi khai thác khoáng sản bị xử lý như nào ?

Các cá nhân, tổ chức khi tiến hành thăm dò, khai thác khoáng sản cần đáp ứng những yêu cầu, tiêu chí cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vi phạm sẽ chịu sự xử lý của Nhà nước. Tùy thuộc vào hành vi, tính chất và mức độ nghiêm trọng của vi phạm mà Nhà nước sẽ đưa ra quyết định xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Xử phạt hành chính

Trường hợp thi công thăm dò không có giấy phép

Theo khoản 2 Điều 34 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp thi công thăm dò không có giấy phép sẽ bị phạt từ 70 – 80 triệu đồng

Đối với trường hợp khai thác khoáng sản không có giấy phép

  • Các khoáng sản làm vật liệu xây dựng không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp: Phạt từ 1 – 50 triệu đồng
  • Khoáng sản như bạc, vàng, đá quý, platin, khoáng sản độc hại: Phạt từ 50 triệu – 1 tỷ đồng
  • Khoáng sản làm vật liệu xây dựng có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp: Phạt từ 70 – 500 triệu đồng
  • Khoáng sản như cát, sỏi lòng sông, suối, cửa sông ; cát, sỏi ở vùng nội thủy ven biển: Phạt từ 20 – 200 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Dựa vào điều 227 Bộ Luật hình sự năm 2015, bổ sung sửa đổi năm 2017, cá nhân vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản không có giấy phép hoặc không đúng nội dung giấy phép thu về lợi nhuận bất chính từ 100 triệu đồng, khai thác các loại khoáng sản có giá từ 500 triệu đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên. Mức phạt được quy định cụ thể qua bảng dưới đây:

Mức phạt Cá nhân Pháp nhân
Khung 1 Phạt tiền từ 300 triệu đến 1,5 tỷ hoặc phạt tù 6 tháng đến 3 năm Phạt tiền từ 1,5 đến 3 tỷ
Khung 2 Phạt tiền 1,5 tỷ đến 5 tỷ đồng hoặc phạt từ 2 năm đến 7 năm Phạt tiền 3 đến 7 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm
Hình phạt bổ sung Phạt tiền từ 50 – 500 triệu đồng. Phạt tiền từ 100 – 500 triệu đồng, cấm kinh doanh và hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 3 năm.

Lời kết

Công ty Cổ Phần Xây Dựng và Khoáng Sản Thiên Sơn, cam kết mang đến cho bạn sự tin tưởng và hài lòng tuyệt đối với sản phẩm bột đá chất lượng hàng đầu của chúng tôi. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp này, chúng tôi đã xây dựng được uy tín và sự đáng tin cậy từ khách hàng. Sự chuyên nghiệp, sự tận tâm và cam kết về chất lượng là những gì mà chúng tôi mang lại cho mỗi dự án. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để biết thêm thông tin. Chúng tôi mong được hợp tác cùng bạn trong tương lai gần!

Công ty cổ phần Xây Dựng và Khoáng Sản Thiên Sơn

Sdt: 0973.571.886 – 0912.640.416 – 0918.602.188 – 0983.303.161

Website: nguyenlieubotda.com.vn

Địa chỉ: Cụm CN Thi Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Zalo